Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ


HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
Phiên âm
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai ?

Hạ Tri Chương (659-744)

Dịch thơ
Khi đi trẻ,lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi ?

(Phạm Sĩ Vĩ dịch)


Trẻ đi, già trở lại nhà,
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.
Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng ?”

(Trần Trọng San dịch)

Dịch nghĩa
Rời nhà lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến ?

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

ĐÔNG Y LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GOUT!


ĐÔNG Y LÝ GIẢI NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GOUT!
Bệnh gout (gút) là bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới với các biểu hiện đau sưng khớp ở ngón chân cái, mắt cá chân, khuỷu tay…
Theo tây y, nguyên nhân gây nên bệnh gout là do tăng acid uric trong máu, gây lắng đọng các tinh thể acid uric hay muối urat monosodium ở xung quanh khớp (điển hình là khớp ngón bàn chân cái) ở màng hoạt dịch, xương, ở sụn và gây cơn gout cấp. Nếu không được điều trị, acid uric tăng cao kéo dài sẽ hình thành hạt tophi ở dưới da, sụn vành tai. Hoặc có thể gây lắng đọng muối urat tại thận và gây bệnh sỏi thận.
Theo đông y, bệnh gout hay còn gọi là thống phong còn xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân đó là:
+ Do trúng phong thấp. Phong (gió) hay gặp vào mùa xuân. Phong dễ gây tổn thương can (gan), “can chủ cân” nên khi trúng phong dễ bị đau nhức xương khớp.
Thấp (ẩm) hại tỳ (dạ dày). Do đó thấp gây rối loạn chuyển hóa và dễ sinh đàm (là sản phẩm chuyển hóa dở dang của tỳ). Đàm gây tắc kinh lạc huyết mạch mà sinh đau.
+Hai là do tình chí căng thẳng kéo dài. Sợ hãi quá hại thận. Thận chủ nhị tiện, tiểu tiện rối loạn, chất độc ứ đọng sinh đau. Thận yếu, xương cốt bị ảnh hưởng và dễ bị biến dạng.
Đồng thời, lo nghĩ quá cũng gây hại tỳ, gây rối loạn chuyển hóa dễ sinh đàm. Đàm gây nghẽn tắc mà sinh đau.
+ Nguyên nhân thứ ba là do chế độ sinh hoạt không theo một nguyên tắc nào, lúc quá vui, lúc quá mệt, ăn ngủ thất thường thì dễ bị khí tán, huyết ứ. Huyết ứ sinh đau, ăn uống nhiều chất bổ béo lại ít vận động, thì đàm trệ càng tăng, nên dễ bị thống phong.
Thông thường bệnh khác khi ốm đau thì nên bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, nhưng bệnh gout thì ngược lại. Càng ăn nhiều chất bổ béo, chất chua cay dẫn đến tỳ sinh nhiều đàm. Đàm di chuyển trong huyết gây tắc trở kinh lạc mà sinh đau. Tắc đột ngột thì sinh đau cấp, đau dữ dội. Trong khi đó, tắc từ từ thì đau âm ỉ tăng dần. Sau khi lao động mệt nhọc, sau chấn thương lớn, khí huyết hư lao nhiều, thì việc lưu thông khí huyết sẽ kém. Khí trệ huyết ứ cũng dễ gây ra cơn đau gout cấp.
Chế độ ăn uống quá dư thừa, đặc biệt là thừa chất quá bổ béo. Khí hậu ẩm thấp và gió lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thống phong xuất hiện. Uất ức giận hờn hay lao động căng thẳng mệt nhọc hay chấn thương đụng dập cân cơ nhiều, huyết bị hủy hoại nhiều làm can, thận , tỳ suy yếu cũng xuất hiện thống phong.
Kinh sợ, sinh hoạt trác táng, thận không kiểm soát được việc bài tiết trong cơ thể và gây rối loạn vai trò chủ cốt cũng dễ sinh thống phong. Nên nguyên tắc điều trị là chú ý đến công năng ba tạng tỳ-can-thận, khu phong, hoạt huyết.
Đồng thời tùy người bệnh bị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp hay béo phì... hoặc bệnh lý đường hô hấp để gia giảm các phương thuốc điều trị cho thích hợp. Điều trị Đông y thường toàn diện, chú ý các chứng có trên người bệnh để đối pháp lập phương.
 Số điện thoại tư vấn: 043.995.3167

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

CAFÉ VÀ BỆNH GOUT


UỐNG CAFÉ LÀM GIẢM TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÚT


Gút là một bệnh khá nguy hiểm, nguyên nhân chính gây lên bệnh gút là sự tích lũy acid uric trong cơ thể. Acid uric thừa và lắng đọng trong cơ thể chủ yếu do những hoa quả , đồ uống và thức ăn chúng ta ăn cung cấp thừa. Vì vậy , có một số loại thực phẩm đồ uống làm tăng nguy cơ bị gút và cũng có loại thực phẩm đồ uống làm giảm các nguy cơ về bệnh gút. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được rằng thói quen uống café ít nhất 2 ly mỗi ngày có thể đầy lùi được các nguy cơ về bệnh gút, và thường xuyên uống café cũng là một cách làm giảm nguy cơ về bệnh gút. Đây cũng là những tin tốt nhưng ai thường xuyên uống café.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Tạp chí Arthritis & Rheumatism tháng 6 năm 2007 cho biết , Nghiên cứu được tiến hành tren 45.869 đàn ông trên 40 tuổi và được thực hiện từ năm 1986. Tất cả những người tham gia nghiêm cứu đều có tiền sử bệnh gút rất nặng. Nghiên cứu được áp dụng trên những người này để xem café có ảnh hưởng như thế nào tới bệnh gút bơi vì ngoài 40 tuổi là tuổi bệnh gút có biểu hiện rõ nhất.
Nghiên cứu cho thấy những người uống 3-4 tách café một ngày đều phát hiện thấy giảm acid uric trong máu. Trong café có nhiều hợp chất khác nhau và chúng có tác dụng phức tạp trong cơ thể người. Một số chất đặc hiệu được tìm thấy trong café có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Vì vậy nghiên cứu đó đã đưa ra một tin mừng cho những bệnh nhân gut yêu thích café bời vì café giúp làm giảm acid uric trong máu.
Nhóm nghiên cứu chuẩn bị sẵn các câu hỏi và đảm bảo rằng việc tiêu thụ café và lượng caffein đúng như trong nghiên cứu để cập. Những người tham gia nghiên cứu và trả lời các câu hỏi đó sau mỗi 4 năm. Họ phải liệt kê chính xác số lượng café họ tiêu thụ mỗi ngày và việc uống café từ 2 đến 4 ly mỗi ngày và tối đa 6ly một ngày hoặc những ngày không dùng. Các câu hỏi đó cũng thống kê lại việc dùng các đồ uống khác như cola, trà, cà phê và tất cả những loại có caffein.
Để tiện cho việc so sánh với nhóm chứng nhóm nghiên cứu đã giữ lại hồ sơ của 757 bệnh nhân vừa mới chuẩn đoán bị bệnh liên quan tới gút. Kết quả nghiên cứu rất đáng kể: nghiên cứu cho thấy uống café làm giảm những nguy cơ về bệnh gút. Bệnh gút giảm 40% ở những người dùng 4-5 cốc café một ngày. Và gần 59% cho những người uống 6 tách café mỗi ngày.
Nhưng một điều khá ngạc nhiên. Cả 2 biểu đồ caffeine trong trà và café đã không hiền thị rõ kết quả. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng các hợp chất phenol có mặt trong cà phê có tên là acid chlorogenic hoạt động như những chất chống oxy hóa giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu và làm giảm nguy cơ bệnh gút.                 
Điện thoại tư vấn: 0976.957.908

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Y GIA THẬP YẾU


Y GIA THẬP YẾU 
                                                          (THẬP Y GIA BẢO)
   
                                                                         ( Bài này của Đông y : Vân Lâm )

Nhất tồn nhất tâm, mãi thị lương châm, bác thị té chúng huệ trạch tư thân.
1-(Giữ gìn lòng nhân, đó là phương châm tốt, rộng giúp mọi người ơn huệ cho thấm nhuần sâu rộng.)

Nhị thông nho đạo, nho y thế bảo, đạo lý qúy minh quần thư đương khảo.
2-(Thông hiểu đạo nho, đạo nho là đạo thuốc trên đời rất quý, đạo lý qúy ở sáng suốt, nên hợp các cách mà tham khảo.)

Tam dịch mạch lý, nghi phân biểu lý, chỉ hạ kỳ minh, trầm kha nhả khởi.
3-(Tinh về mạch lý, để phân biểu lý. dưới ngón tay đã rõ rệt bệnh nặng cũng có thể chửa khỏi.)

Tứ thức bệnh nguyên, sinh tử cảm ngôn,y gia chế thử thủy chí chuyên môn.
4-(Phải biết nguyên nhân của bệnh, dám nói sự sống chết, thầy thuốc tới đó mới là chuyên môn.)

Ngũ tri khí vận dĩ minh tuế tự, bổ tả ôn lương, nén thời xử trị.
5-(Phải hiểu vận khí để rõ thứ tự cuả năm, xét theo mùa để làm thuốc bổ hoặc tả ôn hoặc lương.)

Lục minh kinh lạc, nhận bệnh bất thác tạng phủ đổng nhiên, kim chi biển thước.
6-(Biết rõ kinh lạc để nhận bệnh không lầm, tạng phủ tự nhiên biết mới là biển thước thời nay.)

Thất thức dược tính, lập phương ứng bệnh bất biện ôn lương, khủng thương tính mệnh.
7-((Tinh dược lý, lập phương thuốc phải ứng với bệnh, chẳng phân biệt được thuốc ôn hoặc lương e sợ làm thương hại tính mệnh bịnh nhân.)

Bát hội bào chế, hoả hậu tường tế thái quá bất cập, an nguy sở hệ.
8-((Lãnh hội sự bào chế, biết rõ sự chừng mực, sự nấu nướng thái hoặc chưa đủ , sự an nguy cuả bệnh nhân cũng liên quan tới đó.)

Bửu mạc tật đố, nhân thân hiếu ố thiên lý chiêu nhiên, tốc đương hối ngộ.
9-(Chớ đố kỵ,nhân vì người ta vừa hay ghét lẽ trời soi rõ, nên kịp hối ngộ.)

Thập vật trọng lợi, đương tồn nhân nghiã bần phú tuy thù, dược thi vô nhị.
10-(Đừng trọng về lợi, nên giữ điều nhân nghĩa, giàu nghèo tuy khác , nhưng thuốc không chia làm hai.)









Nhất tồn nhân tâm, nãi thị lương châm, bác thi tế chúng, huệ trạch tư thâm.

Nhị thông nho đạo, Nho Y thế bảo, đạo lý quý minh, quần thư đương khảo.

Tam tinh mạch lý, nghi phân biểu lý, chỉ hạ kỳ minh, trầm kha khả khởi.

Tứ thức bệnh nguyên, sinh tử cảm ngôn, y gia chí thử, thủy chí chuyên môn.

Ngũ tri vận khí, dĩ minh tuế tự, bổ tả ôn lương, án thời xử trị.

Lục minh kinh lạc, nhận bệnh bất thác, tạng phủ đổng nhiên, kim chi Biển Thước.

Thất thức dược tính, lập phương ứng bệnh, bất biện ôn lương, khủng thương tính mệnh.

Bát hội bào chế, hoả hậu tường tế, thái quá bất cập, an nguy sở hệ.

Cửu mạc tật đố, nhân thân hiếu ố, thiên lý chiêu nhiên, tốc đương hối ngộ.

Thập vật trọng lợi, đương tồn nhân nghĩa, bần phú tuy thù, dược thi vô nhị.

Photobucket

1- Giữ lòng nhân, là phương châm tốt, dốc sức thi ân cứu người tật bệnh, thấm nhuần sâu rộng.

2- Thông hiểu Nho đạo, Nho - Y đạo Nho là đạo Y, đạo thuốc trên đời rất quý, đạo lý quý ở nghiên cứu tỏ tường, nên hợp các cách rộng đường tham khảo.

3- Tinh về mạch lý, để phân biểu lý, trong ngoài phân kỹ, dưới ngón tay chẩn bệnh rõ ràng bệnh nặng cũng có thể chữa khỏi.
4- Phải biết nguyên nhân của bệnh, dám nói sự sống chết, thầy thuốc tinh tới đó mới xứng là nghề chuyên.
5- Hiểu vận khí trình tự rõ ràng liên lụy với thời tiết trong năm, xét theo mùa để chữa trị : bổ hoặc tả ôn hoặc lương.

6- Biết rõ kinh lạc để nhận bệnh không lầm, tạng phủ tinh thông tự nhiên biết, mới là Biển Thước thời nay.


7- Tinh dược tính, lập phương thuốc phải ứng với bệnh, chẳng phân biệt được thuốc ôn hoặc lương làm thương hại tính mệnh bịnh nhân.

8- Rành bào chế, biết rõ sự chừng mực, sự nấu nướng quá mức hoặc chưa đủ, chưa vừa đều liên quan đến sự an nguy cuả bệnh nhân.

9- Không đố kỵ, nhân vì người ta yêu ghét nên nhìn đời thấu lý, sớm kịp nhận ra.

10- Đừng trọng về lợi, giữ tròn nhân nghĩa, người dẫu có giàu nghèo khác nhau, nhưng thuốc không chia loại.

                                                                                                       Tuệ Tâm


Một giữ lòng nhân
Dốc sức thi ân
Cứu người tật bệnh
Cội Đức chuyên cần.
Hai  thông Nho đạo
Nho- Y vốn báu
Nghiên cứu tỏ tường
Rộng đường tham khảo.
Ba tìm mạch lý
Trong ngoài phân kỹ
Chẩn bệnh rõ ràng
Nan y vẫn trị
Bốn biết bệnh nguyên
Sống chết nói liền
Thầy tinh mức ấy
Mới xứng nghề chuyên
Năm nắm vận khí
Thời tiết liên luỵ
Bổ- tả, ôn- lương
Theo mùa chữa trị
Sáu thuộc kinh lạc
Nhận bệnh chính xác
Tạng phủ tinh thông
Noi gương Biển Thước
Bảy rõ dược tính
Lập phương ứng bệnh
Hàn nhiệt phải lường
Tránh thương tính mệnh
Tám rành bào chế
Nướng sao tinh tế
Quá mức, chưa vừa...
Thảy đều can hệ.
Chín không đố kỵ
Nhìn đời thấu lý
Ưa ghét theo người
Sớm nên đổi ý
Mười chớ trọng lợi
Giữ tròn nhân nghĩa
Người dẫu giàu nghèo
Thuốc không chia loại.

Nguyên tác: Cung Đình Hiền
Dịch: L.Y Phan Công Tuấn _ Cây thuốc quý
 



Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ


CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sakhách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

                         (Bà Huyện Thanh Quan)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Chinh phụ ngâm khúc


Trông bến nam bãi che mặt nước
Cỏ biết um, dâu mướt màu xanh.
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.

(Đoàn Thị Điểm dịch, Chinh phụ ngâm khúc)

Tam tự kinh



Ngọc bất trác, bất thành khí
Nhân bất học, bất tri lý

VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ (xa ngắm thác núi lư)


VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ
(xa ngắm thác núi lư)


Phiên âm
                             Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Lí Bạch (701-762)

Dịch thơ
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây
(Tương Như dịch)

Dịch nghĩa
Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây.



TĨNH DẠ TỨ
       (cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Phiên âm
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Lí Bạch (701-762)

Dịch thơ
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
(Tương Như dịch)


Dịch nghĩa
Ánh trăng sáng đầu giường,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê cũ.

THÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG


THÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG
(Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra)

Phiên âm
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Trần Nhân Tông (1258-1308)

Dịch thơ
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Ngô Tất Tố dịch)

Dịch nghĩa
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nửa như không
Trong tiếng sáo mục đồng dẫn trâu về hết
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

PHONG KIỀU DẠ BẠC


PHONG KIỀU DẠ BẠC
(Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều)
Phiên âm
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Trương Kế
(sống khoảng TK VIII, người Tương Châu, tỉnh Hồ Bắc)

Dịch thơ
Trăng tà chiếc quạ kêu sương,
Lửa chài cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nữa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn.

(K.D dịch)

Dịch nghĩa
Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời,
(Khách) nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông.
Chùa Hàn Sơn ở ngoại thành Cô Tô
Nữa đêm tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Lương y bất đáo gia


Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ chản trà
Mỗi nhật y như thử
Lương y bất đáo gia”

(Trích trong truyện “Chén trà trong sương sơm” trong tập “Vang bóng một thời”, 1940,  tác giả Nguyễn Tuân)

Nguyễn Tuân cũng đã ghi 4 câu diễn Nôm như sau:

“Mai sớm một tuần trà
Canh khuya dăm chén rượu
Mỗi ngày mỗi được thế
Thầy thuốc xa nhà ta”


Còn bài này nguồn gốc từ đâu chư rõ?

Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh sổ trản trà
Nhất nguyệt dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia.

Dịch:
Đêm tối uống vài ba chén rượu
Sáng ra lót dạ mấy chung trà
Một lần một tháng e vừa đủ

Chắc chắn lương y khỏi tới nhà